NGUYỄN TRỌNG MẠNH
Cơ quan tôi là Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển có chi nhánh tại huyện Ninh Sơn, nay kế toán của chi nhánh nghỉ chế độ thai sản, do đó phải cử kế toán tại văn phòng chính kiêm nhiệm công tác kế toán thay cho kế toán chi nhánh. Vì vậy đề nghị quý vị hướng dẫn cách tính lương kiêm nhiệm và cho biết căn cứ các văn bản, quy định nào ?. Xin chân thành cám ơn
Nguyễn Phương
Kính thứ Quý cơ quan, theo quy định tại thông tư 45/2018/TT-BTC, Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất, có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, thỏa mãn đồng thời cả 02 tiêu chuẩn dưới đây:
a) Có thời gian sử dụng từ 01 (một) năm trở lên;
b) Có nguyên giá từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.
và Căn cứ đặc điểm tài sản sử dụng thực tế của ngành, lĩnh vực, địa phương và yêu cầu quản lý, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (sau đây gọi là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương), Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có thể ban hành Danh mục tài sản chưa đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này là tài sản cố định đối với các tài sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan trung ương, địa phương (theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này) thuộc 01 trong 02 trường hợp sau đây:
a) Tài sản (trừ tài sản là nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc) có nguyên giá từ 5.000.000 đồng (năm triệu đồng) đến dưới 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) và có thời gian sử dụng từ 01 (một) năm trở lên;
b) Tài sản là trang thiết bị dễ hỏng, dễ vỡ có nguyên giá từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.
Vậy tại đơn vị tối có các máy móc thiết bị theo phụ lục số 1 của thông tư nhưng giá trị chưa đến 10 triệu thì có được xem là tài sản cố định không
Nguyễn Hữu Thanh
Ngày 29/8/2018, tôi ký hợp đồng lao động với Bệnh viện tỉnh Ninh Thuận số 2914/HĐLĐ-BVT; làm công việc liên quan đến công nghệ thông tin; loại hợp đồng: Có thời hạn 24 tháng (từ ngày 01/9/2018 đến ngày 31/8/2020); hưởng lương từ nguồn thu dịch vụ của bệnh viện (không phải ngân sách nhà nước cấp); có đóng BHXH. Vậy tôi xin hỏi: Tôi có phải là đối tượng được hưởng lương thường xuyên hay không? "Hưởng lương thường xuyên" có nghĩa là gì và được quy định tại văn bản pháp luật nào? Xin cảm ơn./.
Trịnh Thị Xoan
Tôi hiện đang làm giáo viên trường học tại xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Ninh Thuận. Hộ khẩu tỉnh Ninh Thuận. Quê gốc Nam Định công tác được 8 năm tại trường học tại xã đặc biệt khó khăn có hệ số khu vực là 0,2%. Gia đình tôi đang sống tại tỉnh Nam Định , Quê ngoại chồng tôi tại tỉnh Thanh Hóa. Cho tôi hỏi nếu tôi về quê theo chế độ nghỉ phép của giáo viên cụ thể là nghỉ hè và nghỉ tết nguyên đán thì có được thanh toán chế độ tiền tầu xe khi về quê hay không? Và mọi năm tôi nghỉ phép theo chế độ khi về quê Nam Định thì tôi có được thanh toán tiền tâù xe không. Xin chân thành cảm
Lê Thị Thu
Tôi tên: Lê Thị Thu,
Địa chỉ: Số 05 Đổng Dậu, khu phố III, thị trấn Tân Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận.
Kính thưa quý cơ quan!
Tôi xin được hỏi Quý cơ quan về một số vướn mắc trong thực hiện Nghị định 111/2022/NĐ-CP, ngày 30/12/2022. Như sau:
Tôi công tác ở một cơ quan hành chính nhà nước cấp cơ sở, hàng năm không được giao chỉ tiêu cũng như kinh phí cho công việc hỗ trợ, phục vụ như: bảo vệ, tạp vụ. Hiện tại đơn vị tiết kiệm từ kinh phí khoán chi thường xuyên để thực hiện các công việc bảo vệ, tạp vụ 2.500.000 đồng/người/tháng. Tuy nhiên qua khảo sát, tỉnh Ninh Thuận có một số dịch vụ cung ứng công việc hỗ trợ, phục vụ làm bảo vệ, tạp vụ với tiền lương thỏa thuận là 6.000.000 đồng/lao động/tháng (chưa tính thuế).
Tại khoản 1 điều 6 Nghị định 111/2022/NĐ-CP quy định: “Cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập ký kết hợp đồng dịch vụ để thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình; trường hợp không có đơn vị cung cấp dịch vụ đáp ứng yêu cầu thì ký kết hợp đồng lao động với cá nhân để thực hiện công việc nêu trên”
Như vậy, điều kiện kinh phí của cơ quan tôi thấp hơn mức tiền lương thỏa thuận của đơn vị dịch vụ thì có được xem là “không có đơn vị cung cấp dịch vụ đáp ứng yêu cầu” và có được “ký kết hợp đồng lao động với cá nhân để thực hiện công việc nêu trên” (công việc bảo vệ, tạp vụ) không?
Nếu được ký kết với cá nhân, thì áp dụng mẫu theo Phụ lục I hay Phụ lục II của Thông tư số 5/2023/TT-BNV, ngày 03/05/2023.
Nhu cầu bảo vệ và tạp vụ trong cơ quan là cần thiết, rất mong Quý cơ quan sớm hướng dẫn để đơn vị thực hiện đúng quy định.
Tôi xin chân thành cám ơn!
|
|